- 21/01/2020
9 "từ" nuôi dưỡng tế bào ung thư, nhiều điều người Việt vẫn làm mỗi ngày
Một trong những mấu chốt quan trọng trong việc giữ cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật chính là bạn cần biết nguyên nhân khiến mình dễ mắc bệnh.
Ung thư được công nhận là một trong ba kẻ giết người hàng đầu, luôn tiến triển nhanh và rất khó chữa. Các chuyên gia đã nghiên cứu chung về các bệnh ung thư và đưa ra kết luận, ung thư sẽ phát triển nhanh hơn với 9 điều dưới đây:
1. Nóng
Một chế độ ăn uống nhiều thức ăn nóng trên 65°C, nguy cơ gây ung thư sẽ xảy đến cao hơn rất nhiều so với thức ăn ở mức độ ấm vừa phải. Nhiều người lầm tưởng “ăn nóng mới ngon”, tuy nhiên khi nhiệt độ của thực phẩm vượt quá 65°C, niêm mạc miệng và thực quản sẽ bị tổn thương, tăng nguy cơ ung thư thực quản, nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài. Do đó, trước khi uống đồ uống nóng hoặc thức ăn nóng, hãy nhớ thổi và làm mát.
2. Nấm mốc
Nếu ăn các thực phẩm như đậu phộng, ngô và các thực phẩm khác bị ẩm mốc, bạn sẽ dễ bị nhiễm độc aflatoxin. Aflatoxin là chất gây ô nhiễm tự nhiên độc hại và gây ung thư nhất được tìm thấy cho đến nay, độc hại gấp 68 lần so với asen. Aflatoxin có thể gây ngộ độc cấp tính và thậm chí tử vong, một liều thấp trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó, một khi nấm mốc được tìm thấy, hãy vứt bỏ toàn bộ thực phẩm và tuyệt đối không ăn phần không có nấm mốc, kể cả bạn đã lám chín chúng ở nhiệt độ cao.
3. Khói
30% các bệnh ung thư có liên quan đến hút thuốc. Khói thuốc lá chứa hàng ngàn chất có hại, trong đó 69 chất đã được khoa học chứng minh là gây ung thư. Những người nghiện hút thuốc lá nặng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 5,7 lần so với những người không hút thuốc.
4. Rượu
Rượu được phân loại rõ ràng là chất gây ung thư loại 1 bởi cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế. Từ ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản đến ung thư gan, gần như bao phủ toàn bộ hệ thống tiêu hóa đến từ loại đồ uống có cồn này. Tổ chức Ung thư Trung Quốc khuyến nghị nam giới không nên uống quá 3 chén rượu mỗi ngày và phụ nữ không quá 1 chén để bảo vệ sức khỏe.
5. Dầu mỡ
Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể khiến bạn béo lên. Béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư tử cung lên 62%, ung thư túi mật lên 31% và nguy cơ ung thư thận lên 25%. Hơn nữa, trong quá trình chiên ở nhiệt độ cao, thực phẩm dễ bị tạo ra chất gây ung thư, đặc biệt là dầu đã được chiên nhiều lần sẽ chứa nhiều chất gây ung thư nguy hiểm.
6. Mặn
Ăn mặn là một yếu tố gây ung thư dạ dày rất rõ ràng, mặc dù bản thân muối không phải là chất gây ung thư, nhưng thực phẩm quá mặn có thể dễ dàng làm hỏng niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ngoài việc hạn chế muối trong nấu ăn hàng ngày, điều quan trọng cần nhớ là ngoài muối ăn, một số thực phẩm chế biến từ muối cũng nên hạn chế, chỉ ăn một lượng vừa phải.
7. Ngọt
Ăn đồ ngọt là sở thích của nhiều người, không những vậy, việc ăn ngọt thực sự có tác dụng tốt tới tâm trạng. Tuy nhiên, nghiên cứu xác nhận rằng ăn quá nhiều đường, đồ uống ngọt, mứt và các loại đồ ngọt chế biến khác có thể gây ra một lượng lớn bài tiết insulin, làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy. Hơn nữa, ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ sâu răng, tiểu đường, béo phì và thậm chí là bệnh tim.
8. Muối chua
Nhiều người không chú ý đến thời gian ngâm các loại rau, dưa muối. Thế nhưng, việc lấy chúng ra quá sớm hoặc quá muộn sẽ khiến rau ngâm có chứa hàm lượng nitrite cao và gây ung thư mạnh nhất. Hơn nữa, bạn không nên ăn dưa muối quá chua, có mùi lạ hoặc để quá lâu, nguy cơ mắc bệnh có thể còn cao hơn nữa.
9. Lười
Ít vận động, giữ nguyên tư thế trong một thời gian dài sẽ không chỉ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ mà còn có nhiều khả năng phát triển ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Do đó, bạn phải luôn luôn đứng dậy và căng cơ thể, uống một ly nước và vận động thường xuyên để duy trì sức khỏe tốt.