- 29/07/2020
Chủng mới của virus SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh như thế nào?
Tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 nhanh hơn, có rất nhiều người nhiễm nhưng tỉ lệ bệnh nhân diễn biến nặng và nguy kịch rất thấp.
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
(Số liệu cập nhật lúc 10:45 29/07/2020) - Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers
Thế giớiViệt NamMỹNgaBra-xin
446 Ca nhiễm bệnh
0 Ca tử vong
369 Ca khỏi bệnh
STTTỉnhCa nhiễmCa tử vongCa khỏi bệnh
1Đà Nẵng3206
2Hà Nội1210121
3TP Hồ Chí Minh62062
4Thái Bình30030
5Bà Rịa - Vũng Tàu2609
6Bạc Liêu24023
7Vĩnh Phúc19019
8Thanh Hóa17014
9Ninh Bình23013
10Bình Thuận909
11Quảng Ninh1109
12Đồng Tháp606
13Quảng Nam805
14Hưng Yên505
15Bắc Giang404
16Hà Tĩnh404
17Tây Ninh404
18Hải Dương504
19Hà Nam404
20Cần Thơ202
21Trà Vinh202
22Ninh Thuận202
23Lào Cai202
24Thừa Thiên Huế202
25Lai Châu101
26Đồng Nai101
27Hà Giang101
28Khánh Hòa101
29Bến Tre101
30Bắc Ninh101
31Thái Nguyên101
32Quảng Ngãi20-
33Cà Mau101
34Nam Định70-
35Hòa Bình40-
36Kiên Giang10-
Từ ca mắc COVID-19 đầu tiên được công bố hôm 25/7 tại Đà Nẵng là bệnh nhân 416 - sau 99 ngày Việt Nam không ghi nhận ca bệnh trong nước, đến nay Đà Nẵng đã ghi nhận 26 trường hợp mắc COVID-19.
Từ ổ dịch Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam cũng ghi nhận bệnh nhân liên quan đến yếu tố dịch tễ tại Đà Nẵng.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, kết quả phân tích nguồn gen của virus từ các bệnh nhân cho thấy đây là chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam (trước đây Việt Nam đã phát hiện ra 5 chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau). Chủng này có đặc tính lây lan nhanh hơn so với các chủng trước đây đã ghi nhận. Tuy nhiên, chưa có căn cứ xác định độc lực của virus này tăng lên so với các chủng trước.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phân tích, bản chất virus Corona luôn có đột biến. Hiện nay, thế giới xác định được gần 99 chủng của loại virus này. Việt Nam mới ghi nhận chủng thứ 6, còn quá ít so với các chủng này trên thế giới.
Theo GS Kính, chủng mới có độ lây lan nhanh hơn rất nhiều nhưng độc lực so với virus ban đầu không tăng lên. Điều quan trọng nằm ở chỗ, người ta đã xác định được độ lây lan của các chủng virus SARS-CoV-2 này lớn hơn rất nhiều lần so với chủng virus ban đầu. Tuy nhiên, độc lực lại không tăng lên. Hệ quả là tốc độ lây lan nhanh hơn, có rất nhiều người nhiễm nhưng tỉ lệ bệnh nhân diễn biến nặng và nguy kịch vẫn chỉ ở mức 5%”.
GS Kính dẫn chứng: Cả thế giới hiện nay sau 3 ngày tăng đến 1 triệu ca mắc mới COVID-19, trong khi đó trước đây phải mất đến 1 tuần mới đạt con số này. Hiện tại, toàn cầu đã cán mốc 16 triệu ca mắc COVID-19 nhưng số ca tử vong đang dần kiểm soát được.
GS.TS Nguyễn Văn Kính cho rằng, các biện pháp chống dịch, mà chúng ta đang áp dụng sẽ vẫn giúp kiểm soát tốt tình hình.
Ông cũng khuyến cáo người dân tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và không tụ tập nơi đông người, che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, không chạm tay lên mặt khi chưa rửa sạch tay, hạn chế ở những không gian kín hoặc nơi đông người, giữ khoảng cách tối thiểu 1m, thường xuyên làm sạch và khử trùng các vật/bề mặt hay được chạm vào.
Đối với người trở về từ vùng dịch, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người tự cách ly tại nhà tốt nhất nên cách ly ở phòng riêng, nếu không thì khoảng cách giường ngủ cách xa nhau 2m. Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.
Đồng thời, cần tự đo nhiệt độ cơ thể 2 lần một ngày, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các thành viên khác trong gia đình, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn khác. Thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở… Ngoài ra, không nên ăn chung với những người trong gia đình