- 01/12/2020
Những loại rau củ quả là "thần dược" vừa tốt vừa rẻ cho người tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi và đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gia tăng, được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chứng tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỉ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, suy tim và bệnh thận mạn tính.
Việc khống chế và điều trị bệnh tăng huyết áp theo các chuyên gia cần phải bắt đầu với các biện pháp điều tiết hệ thần kinh trung ướng, cải thiện trao đổi tuần hoàn, phòng và giảm xơ cứng động mạch, giảm mỡ máu.
Song rất may là trong các loại rau sử dụng ăn hằng ngày, nhiều loại rau rất giàu dược tính nên còn là thuốc chữa.
Rau cải cúc
Với những người cao huyết áp, ngoài uống thuốc và ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật và kiêng chất kích thích thì chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung rau cải cúc. Axit amin và tinh dầu có trong cải cúc có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giáng áp.
Nghiên cứu cho thấy, trong hơn 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể thì cải cúc chứa tới 8 loại axit amin thiết yếu, chứa hàm lượng lớn kali và muối khoáng, giúp lợi tiểu. Chất xơ trong cải cúc có tác dụng tăng cường co bóp dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm lượng cholesterol, hạn chế tăng huyết áp.
Ngoài ra, cải cúc còn có rất nhiều tác đụng dối với sức khỏe. Ăn chút rau cải cúc buổi tối, bạn sẽ thấy ngủ ngon hơn, tâm trạng thoải mái hơn, ngăn ngừa chứng đi tiểu đêm. Khi có hiện tượng ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng, bị cảm khi trời trở lạnh… thì việc ăn rau cải cúc cũng sẽ giúp giảm tải đáng kể.
Cà tím
Là thực phẩm giàu vitamin P, giúp cho thành mạch (của mạch máu) được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
Hành tây
Ngoài việc không chứa chất béo, hành tây còn có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với yếu tố gây tăng huyết áp của catecholamine, giúp ổn định việc bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
Cà chua
Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết bình can và hạ huyết áp. Đây là loại thực phẩm rất giàu vitamin C. Nếu dùng cà chua thường xuyên (mỗi ngày 1-2 quả còn tươi sống) sẽ giúp phòng chống cao huyết áp rất tốt.
Cà rốt
Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu, và giúp ổn định huyết áp. Nên dùng cà rốt tươi bằng cách rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, độ 50 ml/lần sẽ rất tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Nấm hương, nấm rơm
Là những loại nấm giàu chất dinh dưỡng, có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp.
Rau cần tây
Cần tây mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao.
Trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như: calcium, phốtpho, sắt); quả chứa tinh dầu có mùi thơm: limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid.
Ngoài những khoáng tố, sinh tố và chất dinh dưỡng, cần tây còn chứa một tỉ lệ lớn chất kích thích tố và tinh dầu nên có mùi thơm đặc trưng và mạnh mẽ.
Cần tây cũng có nhiều Vitamin P có tác dụng tăng cường hiệu lực của Vitamin C trong việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu, có hiệu quả rõ rệt với các bệnh tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp do mang thai, sinh nở, tăng huyết áp thời kỳ mãn kinh.
Rau rút
Rau rút có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, tiêu thũng giải độc rất tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Y học đã chứng minh rằng chất polysacarid trong rau rút có tác dụng hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Củ cải đường
Uống nước ép củ cải đường có thể làm giảm huyết áp. Năm 2015, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng uống nước ép củ cải có thể giúp hạ huyết áp ở những người bị tăng huyết áp đã uống 250 ml. Các nhà nghiên cứu nhận thấy một số hiệu ứng tích cực trong vòng 24 giờ.
Trong nghiên cứu này, những người uống 1 cốc nước ép củ cải mỗi ngày có huyết áp giảm trung bình khoảng 8/4 mm Hg. Đối với nhiều người, sự thay đổi này đã đưa huyết áp của họ trong phạm vi bình thường. Trung bình, một loại thuốc huyết áp duy nhất làm giảm mức 9/5 mm Hg.
Các nhà nghiên cứu cho rằng củ cải đường có hàm lượng nitrat vô cơ cao giúp giảm huyết áp.
Kiwi
Các nhà nghiên cứu đã so sánh tác dụng của táo và kiwi đối với những người bị huyết áp cao. Họ phát hiện ra rằng ăn 3 quả kiwi mỗi ngày trong 8 tuần có thể giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và tâm trương so với ăn 1 quả táo mỗi ngày trong cùng thời gian.
Kiwi cũng rất giàu vitamin C, có thể cải thiện đáng kể chỉ số huyết áp ở những người tiêu thụ khoảng 500 mg vitamin mỗi ngày trong khoảng 8 tuần.
Dưa hấu
Dưa hấu chứa một loại axit amin gọi là citrulline, có thể giúp kiểm soát huyết áp cao. Citrulline giúp cơ thể sản xuất oxit nitric giúp thư giãn mạch máu và khuyến khích sự linh hoạt của các động mạch. Những tác dụng này giúp lưu thông máu, có thể làm giảm huyết áp cao.
Trong một nghiên cứu, những người trưởng thành bị béo phì và tiền tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp nhẹ, người đã chiết xuất dưa hấu cho thấy huyết áp ở mắt cá chân và động mạch cánh tay giảm.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng động vật có chế độ ăn giàu dưa hấu có sức khỏe tim tốt hơn. Trong một nghiên cứu, những con chuột uống dung dịch chứa nước ép dưa hấu có ít mảng bám xơ vữa hơn 50% trong động mạch so với nhóm đối chứng.
Những con chuột uống dung dịch này cũng có cholesterol lipoprotein mật độ thấp ít hơn 50% và tăng cân ít hơn 30% so với động vật đối chứng.
Đậu lăng và các đậu khác
Đậu lăng là một thành phần chính của nhiều chế độ ăn kiêng trên khắp thế giới do là một nguồn protein và chất xơ chay tuyệt vời. Vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ăn giàu các loại đậu đối với chuột đã báo cáo mức độ huyết áp và cholesterol giảm. Tổng cộng có 30% khẩu phần ăn của chuột bao gồm các đậu bao gồm đậu Hà Lan, đậu lăng và đậu xanh.
Đậu lăng có thể sử dụng cho nhiều món. Nhiều người sử dụng chúng như một món chay thay thế cho thịt bò băm hoặc ăn chung với món salad, món hầm và súp.